Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ án bị khởi tố hình sự hoặc bị phạt hành chính với hành vi làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và làm nhục người khác. Vậy các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác và khung hình phạt với tội phạm ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1. Tội làm nhục người khác là gì?
Các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác bao gồm:
Về mặt khách quan thì tội làm nhục người khác là những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác theo các hình thức sau:
- Những yếu tố cấu thành tội được thể hiện qua lời nói mang tính chất sỉ nhục, xóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… khiến cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác và bị hạ thấp nhân phẩm, danh dự.
- Ngoài ra còn có những hành vi bỉ ổi khiến người bị hại bị rêu bếu trước đám đông (có hoặc không kèm lời nói thô tục).
Tính chất của tội làm nhục người khác là thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người. Nhưng lưu ý là nạn nhân phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự và tội phạm sẽ bị truy tố nếu nạn nhân khởi tố hoặc do dư luận khởi tố.
Hành vi phạm tội được thực hiện một cách cố ý với mong muốn khiến cho người bị hại cảm thấy nhục nhã, bị xúc phạm nhân phẩm và danh dự với nhiều động cơ khác nhau.
Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Còn với những đối tượng từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi gây ra.
Mời bạn theo dõi và tham khảo thêm bài viết sau của chúng tôi: Bí quyết lựa chọn cửa đi chính phù hợp cho ngôi nhà của bạn
2. Các mức xử phạt với tội làm nhục người khác
Hành vi làm nhục người khác sẽ có khung hình phạt tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự việc. Tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính . Cụ thể như sau:
Bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với các hành vi, cử chỉ, lời nói mang tính chất thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.
Tùy theo mức độ phạm tội mà xử phạt hành chính hoặc hình sự
Xử lý hình sự nếu hành vi mang tính chất nghiêm trọng, đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì khung hình phạt sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội làm nhục người khác. Cụ thể:
- Tội phạm bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu gây xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm và danh dự của người bị hại.
- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với các trường hợp tái phạm tội từ 02 lần trở lên, gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm cho 2 người trở lên.
Khung hình phạt cũng áp dụng cho những đối tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi hoặc hành vi khiến người đang thi hành công vụ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, với hành vi phạm tội áp dụng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử cũng bị xử phạt tương tự.
Với hành vi khiến cho nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% cũng áp dụng khung hình phạt trên.
- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm với hành vi khiến nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc khiến nạn nhân tự sát.
- Tùy theo mức độ mà đối tượng phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Với những chia sẻ về tội làm nhục người khác qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm cũng như khung hình phạt cho tội danh này.
Để được tư vấn pháp luật hình sự miễn phí trực tuyến hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được giải đáp.
Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: Mẫu cửa nhựa lõi thép Đà Nẵng hệ cửa mở trượt
Comments