Blog

Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

0

Dị ứng thời tiết là một căn bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trẻ sơ sinh hiện đang có sức đề kháng yếu nên là đối tượng dễ dàng mắc bệnh nhất. Bệnh thường gặp vào giai đoạn chuyển mùa, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cảm giác khó chịu cho bé. Do vậy khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết các mẹ cần lưu ý và theo dõi sát sao tình trạng của bé để tìm phương pháp điều trị tốt nhất.

1. Những dấu hiệu khi khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết ?

Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết đầu tiên trẻ sẽ hắt hơi thường xuyên hơn: Đây là dấu hiệu cho thấy dị ứng sắp bùng phát. Nếu như con bạn hắt hơi rất nhiều nhưng không có triệu chứng cảm lạnh thì rất có thể bé đã bị dị ứng.

Trẻ bị phát ban: Phát ban ở nhiều vùng trên da có thể là tín hiệu điển hình của chứng dị ứng thời tiết gây ra. Trong trường hợp này, mẹ nên theo dõi hiện tượng phát ban của bé có bị ngứa không? Chờ khoảng 1 – 2 ngày xem trạng thái có đỡ hơn không rồi hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhé.

Sổ mũi: Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết bé sẽ dễ bị sụt sịt, chảy nước mũi và bé hay lấy tay dụi mũi. Đối với những trẻ bị sổ mũi mãn tính thì trạng thái này càng trầm trọng hơn.

Trẻ bị ốm: Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết thường thì sức khỏe sẽ yếu và khiến trẻ bị ốm. Trẻ sẽ xuất hiện các cơn cảm lạnh kéo dài cũng như mắc một số bệnh viêm hô hấp cấp tính.

2. Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết ở trẻ không có cách chữa trị triệt để tuy nhiên vẫn có một vài cách giúp cho trạng thái bệnh của bé giảm xuống. Mẹ nên lưu ý những phương pháp chữa trị khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết như sau:

  • Khi thấy da của bé bị nổi mẩn ngứa, dị ứng thì mẹ nên đặc biệt quan tâm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không để bé gãi hay chà xát mạnh ở chỗ ngứa để tránh bị nhiễm trùng.
  • Ngâm vùng da bị dị ứng nặng trong nước ấm 15 – 20 phút. Mẹ không nên tắm cho trẻ bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Sau khi tắm xong nên lau khô nhanh và bôi chất làm ẩm để da bé duy trì được độ ẩm cân bằng.
  • Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, tất ban đêm để giảm thiểu tổn thương da do trẻ gãi ngứa.
  • Nên chọn cho trẻ những bộ áo quần thoải mái, thấm mồ hôi để tránh việc những vết mẩn ngứa bị hầm bí càng lâu lành hơn.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng. Không cho trẻ chơi dưới đất hay chơi với chó mèo, thú nhồi bông.

Nếu như thấy trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết ngày càng nặng hơn. Trẻ bị dị ứng kèm theo các dấu hiệu thất thường như sốt, ho lâu ngày không khỏi, sổ mũi thì mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Công Nghệ Tiên Tiến Của Coin Mina Là Công Nghệ Gì?

Previous article

Những phương pháp chống thấm ngược trần nhà hiệu quả

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Blog