Trong các công trình xây dựng công việc chống thấm ngược luôn là điều quan trọng và được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Nếu quá trình chống thấm không được xử lý triệt để ngay từ đầu thì sẽ dẫn tới hàng loạt những sự cố phát sinh sau này làm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình lẫn tính mạng của chính bản thân chúng ta. Vì vậy hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về chống thấm ngược trần nhà ngay nhé!
1.Những nguyên nhân gây ra thấm dột trần nhà.
Bạn có thắc mắc tại sao trần nhà nhà bạn luôn xảy ra tình trạng thấm dột hay không? Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thấm dột đó chủ yếu do:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thấm dột trần nhà là do sân thượng bị đọng nước lâu ngày khiến nước thẩm thấu qua những vết rạn nứt trên trần nhà. Và từ đó nước sẽ từ từ ngấm xuống trần nhà. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do kỹ thuật chống thấm trước làm chưa tốt.
Nguyên nhân thứ hai là do công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết khắc nghiệt.
Nguyên nhân tiếp theo có thể do kết cấu ngoại lực hoặc kết cấu trần không chắc chắn khiến trần nhà bị nứt dẫn đến tình trạng bị đọng nước gây nên hiện tượng ngấm trần.
Hoặc có thể do thợ thi công tay nghề còn kém, không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và phương pháp thi công khiến trần nhà bị thấm dột.
Một nguyên nhân nữa khiến trần nhà bị dột là do khi thi công, thợ thi công đã bỏ qua khâu chống thấm ngược cho trần nhà khiến trần nhà bị ngấm nước và thấm vào mặt trong.
>> Xem thêm: Sơn chống thấm JYMEC cao cấp – Bảo vệ tối đa cho công trình của bạn
2. Những phương pháp chống thấm ngược trần nhà hiệu quả hiện nay!
2.1 Phương pháp chống thấm ngược trần nhà bằng sika.
Phương pháp chống thấm bằng Sika là một trong những phương pháp chống thấm được nhiều người sử dụng hiện nay. Sở dĩ nó được nhiều người yêu thích như vậy vì đây là loại hoá chất có khả năng bám dính cao, không thấm nước. Hơn nữa giá thành không quá cao phù hợp với nhu cầu nhiều đối tượng khách hàng.
Quy trình thi công chống thấm ngược trần nhà:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt trước khi chống thấm.
Đầu tiên, bạn nên vệ sinh sạch sẽ bề mặt và xử lý bề mặt thật bằng phẳng bề mặt. Bạn có thể xử lý bề mặt bằng cách băm đục các lớp vữa, xi măng và bê tông bám thừa.
Đối với các khe nứt, lỗ hổng xuất hiện trên bề mặt thì bạn cần xử lý các vết nứt đó đến khi gặp phần bê tông rắn chắc.
Bước 2: Tiến hành thi công
Đầu tiên bạn hãy quét lớp sơn lót sika lên trên vị trí cần chống thấm. Sau đó chờ từ 2- 3 tiếng để lớp sơn này khô.
Khi lớp sơn lót này khô hoàn toàn thì bạn hãy quét lớp Sika chống thấm lên bề mặt. Bạn nên quét từ 2-3 lớp lên bề mặt để đảm bảo chất lượng. Sau khi quét lớp thứ nhất xong chờ từ 3-4h để lớp chống thấm đấy khô rồi quét các lớp tiếp theo.
Bước 3: Kiểm tra và tiến hành bàn giao.
Sử dụng nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm.
2. 2 Phương pháp chống thấm ngược trần nhà bằng màng dán bitum.
Bitum là dạng chất tồn tại ở dạng lỏng hoặc nhớt. Do đó đặc tính của loại chất này là khả năng kết dính bám cao và khả năng chống nước lên tới trên 98%.
Quy trình thi công chống thấm bằng màng dán bitum:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công
Bước vệ sinh luôn là bước quan trọng nhất ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chống thấm. Dù bạn chống thấm cho công trình nào thì bạn vẫn phải đảm bảo bước vệ sinh luôn phải sạch sẽ. Đầu tiên bạn phải đục bỏ các lớp vữa thừa đến khi gặp phần bê tông rắn chắc. Sau đó sử dụng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để loại bỏ các vết bẩn, vết dầu mỡ khỏi bề mặt.
Đối với bề mặt bê tông xuất hiện những vết lõm, vết rỗ thì bạn cần tiến hành trám, vá những chỗ đó.
Bước 2: Quét lớp lót Primer tạo dính.
Bạn hãy quét lên toàn bộ bề mặt bê tông cần chống thấm. Sau đó chờ khoảng 6 giờ để lớp lót đó khô hoàn toàn.
Bước 3: Tiến hành dán màng chống thấm Bitum.
Sau khi lớp màng lót khô thì tiến hành trải các tấm màng bitum lên bề mặt cần chống thấm. Sau đó chuẩn bị đèn khò để khò lên các tấm màng. Bạn cần phân bổ nguồn nhiệt đều và tránh cho việc nhốt bọt khí.
Bước 4: Kiểm tra
Sau khi lớp màng khô, bạn có thể kiểm tra lại bằng cách ngâm nước trong 1 ngày. Nếu lớp chống thấm đạt tiêu chuẩn thì tiến hành bàn giao.
Trên đây là những kiến thức về chống thấm ngược trần nhà. Hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp các bạn thi công chống thấm thành công.
>> Có thể bạn quan tâm:
Comments